Nguyên lý hoạt động của máy in Lazer

- Tin công nghệ
Nguyên lý hoạt động của máy in Lazer

I. Khái niệm, cấu tạo và quy trình hoạt động chung

1. Khái niệm

Máy in sử dụng công nghệ laser là các máy in dùng in ra giấy, hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực (có tính chất từ) để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài.

2. Máy in laser có cấu tạo gồm 6 phần cơ bản: 

  • Khối nguồn: Cung cấp nguồn điện cho máy in.
  • Khối điều khiển: là mạch điện tử dùng điều khiển hoạt động của máy in như nhận lệnh in và ra lệnh cho các bộ phận khác hoạt động, kiểm soát lỗi phát sinh đồng thời phát ra thông báo lỗi.
  • Khối cơ: là các bánh xe, trục lăng,... dùng để lấy giấy  và vận chuyển giấy.
  • Khối data: nơi lưu tiếp nhận và sử lý lệnh in từ máy tính.
  • Khối quang: là bộ phận sử lý hình ảnh gồm có bộ phận phát ra tia laser và drum
  • khối Sấy: nung chảy và sấy khô mực in.

3. Quy trình hoạt động của máy in laser:

  • Máy in lấy giấy chứa trong Paper Tray
  • Mực in bám vào giấy khi đi ngang trống
  • Làm nóng mực in để mực in chảy ra và bám chặt vào giấy in.
  • Giấy in chạy ra ngoài Paper Exit

4. Quy trình in của máy in laser :

Qui trình in của một máy in laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là “chấm trên inch” (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp).

Quá trình in bao gồm 6 công đoạn sau:

B1. Làm sạch:

Là công đoạn làm sạch trống in (Drum) đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi gạt mực, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa.

Sau đó, drum sẽ quay quanh 1 thanh chỏi, thanh chỏi này xóa hết điện tích trêm drum để bắt đầu 1 chu kỳ mới.

 Khi các bộ phận này bị hao mòn, hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc: các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti.

Gạt mực làm nhiệm vụ gạt mực thừa còn bám ra khỏi trống

B2. Tích điện:

Sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống làm ion-hoá không khí và làm cho trống điện âm.

Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn làm bản in bị mờ, nhòe.

B3. Chép:

Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống,tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này (-130V) sẽ tạo lực hút mực in.

Vị trí nào không được tia laser chiếu khi in ra sẽ có nền trắng, còn vị trí đã được chiếu tích điện âm sẽ có mực in tạo ra hình ảnh hoặc chữ viết.

Chiếu tia laser tích điện âm tạo ra hình ảnh

B4. Rửa ảnh:

Ảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, (công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện (công nghệ Lexmark).

B5. Chuyển ảnh lên giấy:

Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được cấp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.

Chuyển ảnh lên giấy máy in laser

B6. Định hình:

Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt.  Giấy in có mực in đi qua trục sấy (Fuser), trục này tỏa nhiệt khoảng 180 độ C để làm chảy mực in ra, mực in sẽ bám chặc vào giấy in sau đó đưa giấy in ra ngoài.

Sấy làm mực bám chặt vĩnh viễn lên giấy

II. Đổ mực các dòng máy

Dụng cụ:

Để nạp mực máy in trước tiên chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ để nạp mực máy in như sau.

  • Kìm đầu nhọn để gắp các linh kiện, ốc vít trong hộp mực.
  • Tua vít 2 cạnh và 4 cạnh để tháo các ốc ra khỏi hộp mực.
  • Quả xịt hơi để xịt mực còn bám lại trên hộp mực và các linh kiện trong quá trình nạp mực.
  • Hộp nhựa đựng ốc vít, hay lò xo tránh trường hợp bị thất lạc (Có thể tận dụng nắp hộp mực)
  • Móc hoặc dùi để lấy các loại chốt 2 đầu hộp mực.
  • Khăn mền hoặc giấy mềm để lau chùi các linh kiện (không được dùng bông tránh trường hợp khi lau chùi bị bàm lại trong hộp mực).
  • 1 lọ mực in dành cho máy in laser đen trắng loại 130g-140g.
  • 1 chiếc phễu để đổ mực in (nếu có).
  • 1 chiếc chổi sơn (nếu có).

1. Cách đổ mực máy in Canon ( VD: Canon 2900)

Tìm hiểu cấu tạo hộp mực Cartridge:

(máy in canon 2900 dùng hộp mực 303)

Cách đổ mực máy in canon 2900

Hộp mực Cartridge của máy in Canon 2900

Hộp mực Cartridge 303 gồm có 2 phần riêng biệt là :

Cách đổ mực máy in canon 2900

  • Phần chứa mực in: bao gồm nhiều bộ phận như trục từ, gạt nhỏ, nắp bình mực, bình chứa mực, bạc trục từ và cụm bánh răng.
  • Phần chứa mực thải: bao gồm nhiều bộ phận như gạt to, chỗ chứa mực thải, trục cao áp (trục sạc, trục cao su), trống.
  • Ngoài ra còn có một số bộ phận khác cũng khá quan trọng như: lò xo kéo và chốt hộp mực.

Tiến hành tháo lắp cartridge 303:

Lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, dùng tuốc-nơ-vít 4 cạnh để vặn 2 con ốc ở bánh răng trống ra. Bạn nhớ quan sát kỹ, với những hộp mực chưa đổ lần nào, sẽ có một con tem được dán đè lên phía trên. Sau khi vặn ốc ra thì tháo ốp ở phần đầu trống.

Bước 2: Tiếp đến, dùng tay kéo nhẹ phần nắp che, bạn sẽ thấy 1 chốt nhỏ màu trắng bằng inox, ở đầu bên kia cũng sẽ có một chốt giống vậy. Lúc này, dùng kìm nhọn để kéo 2 chốt này ra. Còn đối với những hộp mực được đổ lần đầu tiên, bạn cần làm theo bước số 3 dưới đây.

Bước 3: Với những hộp mực đổ lần đầu, chốt này sẽ rất cứng và khó rút. Vì thế, bạn cần thực hiện những bước nhỏ sau: tháo ốc ở 2 đầu trống > gỡ miếng ốp > gỡ trống ra > gỡ trục cao su > đẩy chốt ra từ bên trong bằng tuốc-nơ-vít đầu nhọn hoặc lan hoa xe đạp. Sau khi đẩy, chốt sẽ dễ kéo ra hơn rất nhiều, bạn tiếp tục thực hiện giống bước 2.

Bước 4: Đổ mực thải đi

Trong quá trình sử dụng máy in, sẽ có một phần mực dư đọng lại. Phần mực này do cần gạt, gạt từ trống xuống trong quá trình vận hành máy. Lâu ngày, chỗ mực thừa này sẽ làm đầy khay mực nên ta cần đổ chỗ mực này đi.

Lưu ý: phần mực thừa này thường lẫn cặn, xơ giấy nên không được tái sử dụng phần mực này vì có thể làm hỏng máy in.

Cách đổ mực tại nhà cho Canon 2900

Lần lượt thực hiện những bước sau: tháo trống >  tháo trục cao su >  tháo 2 ốc vít trên gạt lớn máy in >  đổ mực thải đi. Sau đó lắp mọi thứ trở lại.

Bước 5: Đổ mực mới vào hộp mực

Mực in Vmax sẽ mô tả sơ qua cấu tạo hộp mực để bạn dễ hình dung nhé:

Cách đổ mực máy in canon 2900

Các bộ phận ở phần chứa mực máy in

Trước hết, bạn phải tháo trục từ và gạt nhỏ ở phần chứa mực in ra để vệ sinh và kiểm tra tình trạng linh kiện. Nếu cảm giác những linh kiện này cũ quá thì hãy thay mới.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ linh kiện, bạn lắp chúng vào vị trí cũ và tiến hành đổ mực mới. Lưu ý là máy in Canon 2900 sử dụng loại mực in laser có từ tính. Trước khi đổ mực vào, bạn cần lắc đều chai mực lên, sau đó mới mở nắp rồi gắn phễu đổ mực vô. Tiếp đến, mở ốp của phần chứa mực trên hộp mực rồi mở nắp mực. Đến đây, bạn đã có thể đổ mực vào là lắp lại như ban đầu.

Bước 6: Lắp hộp mực lại như cũ:

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn ghép 2 phần của hộp mực lại rồi cài lại chốt 2 bên > gắn lò xo kéo 2 mảnh vào nhau.

Bước 7: In test để kiểm tra:

Sau khi tiến hành đổ mực cho máy in Canon 2900, bạn cần in thử vài bản để kiểm tra xem máy in in ra có vấn đề gì không. Bản in không bị mờ và xuất hiện những chấm li ti màu đen là được.

Chú ý:

1.      Sử dụng giấy báo trải xung quanh nơi bơm mực để tránh mực rơi bẩn. Đeo găng tay khi bơm mực và dùng khăn giấy hoặc các vật thấm hút để thấm, lau sạch mực rơi.

2.      Nên làm quen với dụng cụ trước khi bơm mực. Không nên chạm tay vào các mạch điện hay ngòi phun bình mực trong quá trình bơm mực. Sử dụng vải mịn ẩm hoặc cồn để lau sạch các vùng va chạm.

3.      Không bơm mực khi bình mực còn trong máy in. Cần lấy bình mực ra khỏi máy in và đặt và vị trí giấy báo sạch trước khi bơm mực. Khi lấy bình mực ra phải vệ sinh xung quanh bình mực.

4.      Thường xuyên kiểm tra bình mực định kỳ và bơm thêm mực nếu hết, ít nhất mỗi tuần người dùng phải in 1 trang giấy để tránh kẹt mực. Không nên để mực trong bình cạn vì có thể dẫn tới việc ngòi phun bị nghẹt.

5.      Cần xác định chính xác trong các ngăn của hộp mực, sử dụng tăm gim vào các lỗ để kiểm tra.

6.      Thực hiện thao tác bơm mực chậm rãi sẽ tránh được hiện tượng sủi bọt mực, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bản in. Bởi nếu khi bơm làm mực bị sủi bọt phải chờ khỏang 30-60 phút trước khi in.

7.      Không nên bơm mực tràn lan. Trong quá trình bơm mực nếu đầu phun rỉ mực hay mực tràn ra khỏi ngăn thì hãy tạm dừng, lau sạch để mực không bị tràn sang các ngăn bên cạnh.

8.      Khi bơm mực xong cần dán kín các lỗ đã bơm mực để tránh mực rò rỉ ra ngoài. Không lắp bình mực bị rò rỉ vào máy in.

9.      Cần bảo quản cẩn thận mực thừa để sử dụng cho những lần bơm sau.

2. Cách đổ mực máy in HP

Cần phải xác định máy của mình là loại hộp mực in nào để có thể có những thao tác tháo lắp, đổ mực máy in HP được nhanh chóng, thuận tiện. Sau khi đã xác định loại hộp mực, chúng ta cần tìm hiểu kĩ cấu tạo của hộp mực và tiến hành tháo linh kiện.

VD: catridge 15A

Cấu tạo của hộp mực in 15A

Thao tác tháo hộp mực in 15A

Bước 1.Trước tiên ta mở nắp đậy hộp mực ra bằng cách nâng bên đầu có lò xo lên.

Bước 2: Đẩy trượt nắp bảo vệ drum về phía bên phải để tháo nắp ra ngoài.

Bước 3: Tiến hành tháo chốt gài 2 phần của hộp mực ra.

  • Dùng mũi khoan, khoan 2 lỗ ở hai đầu hộp mực như (Hình 3, 4)
  • Dùng cây Vít nhỏ đẩy chốt gài từ trong ra ngoài qua lỗ vừa khoan, dùng cây Kềm kéo chốt gài ra. (Xem hình 5& 6)

Bước 4: Sau khi lấy 2 chốt gài ra xong, ta tách hộp mực ra làm 02 phần.(Hình 7)

Bước 5: Thao tác tháo nắp giữ drum ra: Vặn ốc để mở nắp giữ drum ra, sau đó nhấc drum lên một ít rồi kéo thanh drum về phía mình.Hãy cẩn thận tránh làm trầy drum (Xem hình 8 , 9, 10)

Bước 6: Tháo trục tích điện (PCR) và vệ sinh sạch bằng vải mền. (Xem hình 11)

Chú ý: Tránh cầm vào phần nhựa của trục tích điện, để xa các linh kiện bằng kim loại, vì dễ làm trầy trục.Nếu không vệ sinh sạch thì khi in sẽ tạo ra các chấm đen.

Bước 7: Tháo thanh gạt ra, bằng cách vặn 2 ốc ở 2 đầu thanh gạt. (Xem hình 12)

Bước 8: Đổ hết mực thải trong khay ra, dùng khí nén thổi sạch bụi, lao khay mực và thanh gạt sạch sẽ, sau đó gắn gạt lại. Xem Hình 13.

Bước 9: Kiểm tra 02 miếng nhựa giữ trục tích điện có bị mòn quá không, Nếu quá mòn ta nên thay thế nó, nếu sử dụng lại được ta vệ sinh sạch bằng ít cồn, và cho vào đây tí mỡ bôi trơn, và gắn lại trục tích điện. Xem hình 14

Bươc 10: Tiến hành gắn drum vào.

Chú ý:

1. Kiểm tra hộp mực và bản in gần nhất. Thao tác này giúp người dùng có thể biết chính xác tình trạng hộp mực cũng như kiểm tra bản in có lỗi gì không như trống bị xước, mòn cũng dẫn tới việc bản in mờ mà bạn nghĩ rằng máy in đã hết mực.

2. Sau khi xác định rõ máy in hết mực, các bạn tiến hành lựa chọn mực in chính hãng và phù hợp với máy in của bạn. Đây là chú ý rất quan trọng trước khi đổ mực bởi vì chỉ có loại mực chính hãng mới đảm bảo chất lượng in ấn đạt tiêu chuẩn cũng như lựa chọn loại mực in phù hợp. Hiện tại có hai loại mực in phổ thông đó là mực thường và mực siêu mịn, vì thế bạn cần thông báo rõ tên loại máy in để nhân viên bán hàng đưa cho bạn loại mực chính xác nhất.

3. Tháo lắp các linh kiện hộp mực chính xác, không thừa không thiếu từng con ốc, tránh cầm trực tiếp vào mặt trống, trục cao su, trục từ.

4. Sử dụng khăn mềm vệ sinh mực thừa dính trên các linh kiện.
5. Loại bỏ sạch mực cũ cũng như mực thải trước khi đổ mực mới để tránh trường hợp xảy ra pha trộn mực khiến chất lượng bản in không đảm bảo.

6. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các thanh gạt mực, gạt trục từ nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bản in.

7. Sau khi lắp lại các linh hiện hộp mực, tiến hành vệ sinh qua bên ngoài, tránh dây mực vào máy in.

8. Chạy thử máy sau khi đổ mực, thao tác này giúp bạn biết chính xác việc đổ mực có đảm bảo đúng kỹ thuật cũng như bản in có tốt hay không. Trường hợp, mực in đã chính hãng, thao tác nạp mực đúng kỹ thuật mà chất lượng in vẫn kém, bạn cần kiểm tra và liên hệ dịch vụ sửa máy in để được hỗ trợ. 

3. Cách đổ mực máy in brother

Bước 1 : Chọn đúng loại mực cần đổ ( thường thì mực dùng chung cho brother và panasonic thì đổ được ) chọn nhầm mực HP/Canon đổ vào thì khổ lắm !

Bước 2 : Rút cartridge ra khỏi máy, ấn vào tab màu xanh bên tay trái để lấy phần hộp mực ra , không quan tâm phần cụm trống vì chúng ta chỉ đổ mực thôi.

Bước 3 : Chưa vội đổ mực mới vào nhé chúng ta thực hiện bước này theo các tiểu mục sau :

  • Đổ sạch mực cũ còn lại trong bình, mở nút đổ mực ra vừa lăn bánh răng đảo mực vừa đổ mực ra ngoài cho nhanh. Coi như đã đổ hết mực cũ ra !
  • Chưa đổ mực mới vào đâu nhé, lắp nguyên hộp mực đó vào cụm trống và cho cartridge vào máy để in xả mực cho nó sạch 99.99% mực cũ, quan trọng lắm !
  • Cách in xả mực : chọn một bức ảnh màu đen từ đầu đến chân sau đó in khoảng chục bản hoặc hai chục bản càng tốt. Giờ thì đã sạch mực cũ, mục đích của việc in xả và đổ mực cũ ra để tránh hiện tượng bản in sau khi đổ mực mới vào có 2 loại mực khác nhau sẽ đánh nhau và xạm nền bản in.
  • Một việc quan trọng không kém đó là vệ sinh thật sạch cái gạt nhôm, lấy tua vít hoặc móng tay cạo sạch mực khô bám trên lưỡi gạt đi, 

Bước 4 : Đổ mực mới vào dùng tay lăn trục từ xem mực có lên đầu hay không. Điều chỉnh hai con ốc của gạt inox sao cho mực in lên đều ở trục từ thì thôi. 

Bược 5 : Lắp hộp mực vào máy và tiến hành Reset. Mỗi loại hộp mực có một cách reset khác nhau cho nên phải tự tìm hiểu thêm về vấn đề reset.

Chú ý:

1. Chọn Mực Máy In Brother

Điều đầu tiên cần chú ý khi đổ mực máy in Brother là chọn mực máy in Brother. Mỗi loại máy in lại có cấu tạo hộp mực của từng loại máy in là khác nhau. Chọn đúng mực in Brother chính hãng sẽ giúp bản in sắc nét, chi tiết. Còn khi mua phải mực in Brother giả, kém chất lượng sẽ làm chất lượng in bị giảm sút, cùng với đó là nguy cơ làm máy in Brother hư hỏng.

2. Kiểm Tra Hộp Mực Máy In Brother

Khi đổ mực máy in Brother, người dùng cần kiểm tra kỹ xem hộp mực đã thực sự hết hay chưa. Để nhận biết hộp mực máy in Brother đã cạn, bạn có thể nhận thấy ngay khi bản in bị mờ, sọc, lem hoặc không thể in. Khi chắc chắn máy in Brother hết mực, hãy đổ mực máy in Brother ngay để tránh hỏng máy in Brother và giữ chất lượng in tốt.

3. Vệ Sinh Hộp Mực Máy In Brother

Vệ sinh hộp mực máy in Brother là thao tác quan trọng, giúp đảm bảo chất lượng mực in Brother. Rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh hộp mực cũ sạch sẽ sau đó đổ mực mới vào máy in Brother. Ngoài việc giữ chất lượng in tốt, thì việc vệ sinh hộp mực máy in Brother còn giúp bảo vệ hộp mực và kéo dài tuổi thọ máy in Brother.

4. Chạy Thử Máy In Brother Sau Khi Đổ Mực.

Cuối cùng khi đã đổ mực máy in Brother thành công, người dùng nên in thử vài bản mẫu để kiểm tra chất lượng mực máy in Brother. Đây là công việc cần thiết trước khi bắt tay vào in các văn bản, file hay bảng vẽ quan trọng cỡ lớn. Trong quá trình in thử máy in Brother, nếu xảy ra hiện tượng không thể in, nhòe chữ, mờ mực thì người dùng sẽ có phương án xử lý kịp thời.

4.  Cách đổ mực máy in Fuji Xerox

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
0.02243 sec| 1986 kb